Bluetooth được biết đến là một công cụ kết nối không dây, thông qua kết nối này cho phép người dùng có thể truyền tải dữ liệu hay các thông tin với nhau. Hiện nay nhiều thiết bị công nghệ đều được tích hợp Bluetooth để sử dụng. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Bluetooth là gì cũng như các tính năng hữu ích của công cụ này.
Bluetooth là gì?
Bluetooth là cái tên không còn xa lạ gì với người dùng công nghệ hiện nay, hầu như công cụ này đều có mặt tại hầu hết các thiết bị thông minh như điện thoại, laptop, tai nghe, loa….Trong đó Bluetooth được biết đến là một cổng kết nối không dây nằm trong một phạm vi nhất định, khi các thiết bị thông minh được kết nối thông qua Bluetooth thì chúng có thể chia sẻ dữ liệu và thông tin với nhau một cách dễ dàng mà không cần phải sử dụng đến internet hay sự hỗ trợ của dây cáp.
Nguyên lý làm việc của công cụ này
Khi được mở để kết nối thì trong quá trình đó Bluetooth sẽ tự động tìm đến những thiết bị trong phạm vi nhất định thông qua 79 băng tần và sau đó kết nối hai thiết bị lại với nhau. Nhưng chủ yếu thì công cụ này tập trung vào tần số 2.4GHz, loại sóng này được biết đến là sóng Radio.
Điểm mạnh khi sử dụng kết nối Bluetooth sự ổn định do công cụ này có thể thay đổi liên tục tần số trong suốt quá trình truyền tải dữ liệu giữa hai thiết bị. Chính vì thế mà công cụ này khi kết nối sẽ không gây nhiễu làm ảnh hưởng đến các thiết bị khác.
Các chuẩn kết nối của Bluetooth
Bluetooth 1.2: là phiên bản đầu tiên có hỗ trợ truyền tải dữ liệu ổn định có tốc độ cao để người dùng có thể chia sẻ thông tin với nhau khi chưa sử dụng được internet.
Bluetooth 2.1: Ở chuẩn này thì công cụ đã được cải tiến và nâng cấp thêm vào đó các tính năng cho người dùng trải nghiệm, như tính tương thích đã được mở rộng đến nhiều thiết bị công nghệ khác. Khả năng bảo mật cũng được cải thiện và phạm vi sóng đã mở rộng thêm.
Bluetooth 3.0: Khi sử dụng chuẩn kết nối 3.0 này thì tốc độ truyền tải đã được tăng lên gấp 8 lần so với chuẩn trước và tối ưu được việc tiết kiệm năng lượng trong quá trình sử dụng.
Bluetooth 4.0: Khả năng tiết kiệm pin của chuẩn này được đánh giá tốt hơn nhiều lần so với 3.0, việc tìm kiếm và hỗ trợ kết nối các thiết bị cũng trở nên dễ dàng cũng như hạn chế được tình trạng không tìm thấy thiết bị dù ở trong phạm vi. Quan trọng nhờ vào giảm chi phí khi tích hợp công cụ cho các thiết bị công nghệ đã giúp cho công cụ này trở nên dần phổ biến.
Bluetooth 4.2: Đây là phần cập nhật nhỏ cho chuẩn 4.0, tăng thêm tính tương thích đến các thiết bị đồ da dụng như quạt, TV, đền và máy giặt….
Bluetooth 5.0: Tuy có thêm nhiều cải tiến mới, nhưng chuẩn này chỉ tương thích với một chuẩn 5.0. Ở bản nâng cấp 5.0 này thì mức độ phủ sóng mở rộng gấp 4 lần, tốc độ truyền tải dữ liệu tăng 2 lần và tiết kiệm cũng được cải thiện nhiều hơn.
Bluetooth 5.2: chuẩn kết nối 5.2 này ra mắt vào năm 2020, điểm nổi bật là giao thức thuộc tính đã được cải thiện giúp giảm độ trễ, tăng khả năng bảo mật trong quá trình truyền tải. Cập nhật thêm tính năng LEPC nhằm kiểm soát sự ổn định khi làm việc.
Những tính năng của Bluetooth
Nhờ vào ưu điểm kết nối không dây và không cần đến sự hỗ trợ từ internet đã giúp cho Bluetooth trở nên ngày càng phổ biến và có mặt ở hầu hết các thiết bị công nghệ hiện nay trên thị trường như laptop, điện thoại, TV, máy in, tablet….Điển hình như các sản phẩm tai nghe không dây hiện nay đều có tích hợp công cụ Bluetooth để hỗ trợ kết nối đến các thiết bị khác.
Bên cạnh đó chuột hay bàn phím không dây cũng có sử dụng Bluetooth để hỗ trợ việc kết nối đến máy tinh, laptop. Đối với đồ da dụng bạn sẽ tìm được công cụ này trong remote điều khiển từ xa…Thông qua kết nối này bạn có thể biến smartphone của mình thành công cụ phát wifi.
Trên đây là bài viết về Bluetooth mà chúng tôi muốn chia sẻ đến người dùng. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về công cụ này.