Để người dùng có thể thuận lợi hơn trong việc chia sẻ dữ liệu với nhau thì Microsoft đã cho ra mắt tính năng Nearby Sharing, để công việc chia sẻ tài liệu trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. Vậy Nearby Sharing là gì? Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Nearby Sharing trên Win 11.
Nearby Sharing là gì?
Tính năng Nearby Sharing được cập nhật từ Win 10 và được đặt ở trong phần Setting của hệ thống. Đối với Win 11 thì Nearby Sharing cũng được tích hợp cũng như thiết kế lại để thay đổi một số tính năng nhỏ. Về chức năng thì Nearby Sharing cũng giống như AirDrop của IOS, cho phép người dùng chia sẻ dữ liệu dưới dạng văn bản, hình ảnh và các hình thức nội dung đa phương tiện khác giữa các thiết kế có hệ điều hành Windows thông qua việc kết nối internet.
Mở Nearby Sharing trên Windows 11
Thông thường thì tính năng Nearby Sharing được mặc định là trạng thái tắt, do đó để có thể chia sẻ dữ liệu được bạn cần phải mở nó lên ở trong phần Setting của Windows. Dưới đây là cách mở tính năng này:
Bước 1: Đầu tiên phải mở được phần Setting của Windows, bằng tổ hợp phím Windows + i hoặc nằm trong phần Start Menu để mở
Bước 2: Khi đã mở được Setting, người dùng chọn vào mục System, sau đó bạn nhìn sang phần khung bên phải sẽ thấy tính năng Nearby Sharing
Bước 3: Nhấn vào Nearby Sharing thì sẽ hiển thị ra 3 lựa chọn cho người dùng. Trong đó lần lượt là Off, My devices only và Everyone nearby.
Off: được xem là trạng thái mặc định của tính năng Nearby Sharing
My devices only: Cho phép người dùng chia sẻ tài liệu trong thiết bị của mình
Everyone nearby.: có thể chia sẻ tài liệu với bất kỳ chiếc máy tính Windows nào ở gần
Lỗi hay gặp phải khi dùng Nearby Sharing
Không tìm thấy thiết bị để chia sẻ tài liệu
Khi đã mở được tính năng Nearby Sharing ở trên Windows 11, nhưng bạn lại gặp phải một vấn đề gây khó chịu là không thể tìm thấy được máy tính của người dùng mà mình muốn chia sẻ tài liệu.
Nếu gặp phải lỗi này thì đầu tiên người dùng cần phải chắc chắn rằng Nearby Sharing đã được mở và chọn đúng chế độ để chia sẻ. Tiếp theo là thiết bị mà bạn chia sẻ phải sử dụng cùng hệ điều hành Windows và hai thiết bị nằm trong phạm vi gần để máy tính quét được.
Không thể chia sẻ
Nếu trong trường hợp đã tìm thấy thiết bị mà người dùng muốn chia sẻ và đã kết nối được với nhau, nhưng lại không thể chia sẻ bất kỳ tài liệu nào cho thiết bị kia. Một phần có thể là do hai chiếc máy tính được đặt ở khoảng cách khá xa, do đó mà Nearby Sharing không thể thực hiện việc chia sẻ tài liệu. Hãy thử để hai thiết bị lại gần hơn và sau đó thử chia sẻ dữ liệu lại.
Tốc độ chậm
Việc chia sẻ tài liệu chậm có thể là do người dùng sử dụng Bluetooth, nên để có được tốc độ nhanh hơn thì nên ưu tiên sử dụng Wifi. Vì tốc độ của Wifi nhanh hơn nhiều so với Bluetooth. Trong quá trình chia sẻ bạn cần phải đảm bảo việc kết nối internet luôn ổn định nếu không bị gián đoạn việc truyền tải.
Lưu ý nếu sử dụng Wifi thì tốt nhất hai thiết bị đó phải có kết nối cùng một mạng, nếu không thì Nearby Sharing sẽ tiếp tục sử dụng Bluetooth thay vì Wifi.
Không nhận được thông báo
Sau khi quá trình chia sẻ dữ liệu kết thúc thì Nearby Sharing sẽ thông báo cho người dùng trên màn hình máy tính, nhưng trong trường hợp này thì bạn lại không nhận được bất kỳ thông báo nào. Nếu gặp phải lỗi này đầu tiên người dùng hãy thử giữ lại tài liệu một lần nữa hoặc kiểm tra xem trong phần Thông báo của máy tính có hay không.
Bên cạnh đó có thể là do tính năng Focus Assist đã được mở trên Windows thì người dùng sẽ không nhận được bất kỳ thông báo nào cả. Để xử lý tình trạng này bạn chỉ cần mở chế độ Action Center và xem thông báo của Focus Assist một cách bình thường.
Trên đây là bài viết chia sẻ Nearby Sharing – một tính năng chia sẻ dữ liệu trên Windows mà chúng tôi muốn giới thiệu đến người dùng. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về Nearby Sharing.