Do nhu cầu về công việc mà người dùng thường xuyên làm việc trực tiếp trên màn hình máy tính, nên dễ gây hại cho mắt cho bạn, chính vì thế mà bạn cần phải lựa chọn cho riêng mình một chiếc màn hình chất lượng để bảo vệ mắt của bạn. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi muốn giới thiệu đến người dùng các tiêu chí lựa chọn màn hình như thế nào để bảo vệ mắt.
Các nguyên nhân dẫn đến mắt bị mỏi khi tương tác màn hình
Trong suốt quá trình làm việc trực tiếp trên màn hình máy tính có một số nguyên nhân sẽ dẫn đến mắt của người dùng dễ bị mỏi hay sử dụng trong thời gian dài ảnh hưởng đến thị lực:
- Đầu tiên thời gian tương tác với màn hình quá dài dẫn đến mắt không được nghỉ ngơi nên sẽ gây mỏi mắt.
- Những tia sáng xanh phát ra từ màn hình máy tính sẽ gây hại cho mắt của người dùng.
- Điều chỉnh độ sáng trên màn hình quá sáng hay quá tối cũng gây ảnh hưởng đến mắt của bạn.
- Tiếp theo là tư thế ngồi không đúng hoặc việc giữ khoảng cách từ đôi mắt đến màn hình quá gần, sẽ dễ bị mờ và mỏi mắt.
- Làm việc với máy tính ở những nơi thiếu ánh sáng.
Trên đây các nguyên nhân dẫn đến mắt của người sử dụng máy tính dễ bị mỏi, nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài sẽ làm cho mắt của bạn bị giảm thị lực và một số bệnh có liên quan đến mắt. Do đó để khắc phục tình trạng này thì người dùng nên lựa chọn cho mình một chiếc màn hình chất lượng.
Lưu ý khi chọn màn hình máy tính để tốt cho mắt
Một chiếc màn hình chất lượng và ít gây ảnh hưởng đến mắt của người thì chúng thường được các nhà sản xuất trang bị các công nghệ để hạn chế ảnh hưởng đến mắt của bạn trong quá trình sử dụng. Dưới đầy là những công nghệ giúp bảo vệ mắt của bạn hiện đang được tích hợp trên màn hình máy tính.
Công nghệ Local Dimming
Local Dimming hay còn được biết đến là công nghệ làm sáng cục bộ, công nghệ này sử dụng màn hình LED để làm đèn nền từ đó giúp cho việc hiển thị trên màn hình có chất lượng tốt hơn. Việc có tích hợp Local Dimming sẽ giúp hạn chế rò rỉ các anh sáng và tự động làm tối một bộ phần để bảo vệ mắt của bạn khi sử dụng.
Điều chỉnh độ sáng tự động
Việc sử dụng màn hình quá sáng hay quá tối sẽ đặc biệt gây ảnh hưởng đến mắt của người dùng, do mắt của bạn phải tự điều tiết để phù hợp với ánh sáng phát ra từ màn hình cùng với môi trường xung quanh. Để tránh tình trạng này thì tính năng tự động điều chỉnh ánh sáng trên màn hình máy tính đã được các nhà sản xuất tích hợp vào.
Với sử dụng tính năng này cho phép màn hình tự động điều chỉnh ánh sáng như thế nào để phù hợp với môi trường xung quanh, từ đó mà hạn chế gây hại cho mắt của người dùng.
Công nghệ chống chói
Công nghệ chống chói hiện này được sử dụng phổ biến ở nhiều thiết bị công nghệ như smartphone, laptop và màn hình máy tính. Khi sử dụng thì công nghệ chống chói như một lớp màn được phủ lên bề mặt của màn hình, thông qua lớp màn này hạn chế được các ánh sáng phản xạ đến mắt của người sử dụng.
Nên khi sử dụng công nghệ này mắt của bạn sẽ không phải điều tiết quá nhiều để làm quen với ánh sáng của màn hình. Bên cạnh đó, chất lượng hiển thị của màn hình cũng được cải thiện và giúp bạn quan sát được cả bên ngoài.
Công nghệ Low Blue Light
Thông thường trên hầu hết các màn hình máy tính điều có một nguồn sáng gọi là ánh sáng xanh, nó sẽ gây hại cho mắt người dùng khi tiếp xúc trong thời gian dài. Chính vì thế bạn hãy lựa chọn cho mình một chiếc màn hình có tích hợp thêm công nghệ Low Blue Light để nó giúp giảm thiểu được ánh sáng xanh.
Ngoài công việc bảo vệ mắt người dùng thì Low Blue Light còn giúp cải thiện chất lượng hình ảnh khi hiển thị trên màn hình.
Công nghệ Flicker-Free
Flicker-Free còn được biết đến là công nghệ chống nháy, khi sử dụng màn hình bị nhấp nháy liên tục sẽ gây khó chịu ở mắt và ảnh hưởng đến việc trải nghiệm. Do đó nếu thường xuyên làm việc với màn hình máy tính này sẽ dễ gây hại cho mắt. Nên hãy chọn một chiếc màn hình có kèm theo công nghệ Flicker-Free sẽ giúp giải quyết tình trạng trên một cách đễ dàng.
Không chỉ thế việc tích hợp Flicker-Free sẽ giúp cho màu sắc khi hiển thị càng thêm trung thực, sinh động.
Trên đây là một số công nghệ giúp bảo vệ mắt người dùng trên màn hình máy tính mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết thêm các công nghệ mới.